Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em...Bệnh có thể gặp bất cứ thời gian nào trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm nở rộ do không khí nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu...
1. Thế nào là tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp xảy ra khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Nếu tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp tiêu chảy xảy ra ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.
2. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy bé sẽ rất mệt và kém chơi
Tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi.
Trẻ bị tiêu chảy cấp thường đi lỏng nhiều lần trong ngày, quấy khóc...
Có hiện tượng nôn trớ, có thể sốt.
Trẻ bị chướng bụng, phân có nhầy...
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do Rota virut, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ.
Ngoài ra do nhiều loại vi khuẩn, ký sinh khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ...
4. Điểm đặc biệt trong điều trị tiêu chảy cấp
Trẻ bị tiêu chảy cấp cần điều trị sớm tại nhà. Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.
Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ)
Điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, nước chuối, hồng xiêm...
Mất nước mức độ B (mất nước vừa)
Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài theo chỉ định của bác sỹ phù hợp với cân nặng, chiều cao và tuổi của trẻ...
Cho trẻ dùng ORS, nước cháo muối, nước gạo rang muối...khi bị tiêu chảy
5. Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy
ORS (oresol) hoặc hydrit.
Nước cháo muối: dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50g, cho 1 thìa cà phê muối ăn (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần.
Nước chuối, hồng xiêm, nước dừa: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.
Ngoài việc bù nước và điện giải bằng đường uống, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm, không nên cho trẻ dùng các thuốc cầm đi ngoài, chống nôn gây chướng bụng. Kháng sinh chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu...
6. Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy
Hãy cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị tiêu chảy
Gạo (bột gạo), khoai tây.
Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
Sữa đậu tương (đầu nành), sữa chua.
Khi trẻ bị tiêu chảy không cho dùng thuốc cầm đi ngoài, trừ khi bác sỹ chỉ định
Dầu thực vật.
Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
Lưu ý: Trẻ bị tiêu chảy vẫn cho ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem vì nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng, những trẻ còn đang bú mẹ thì tăng cường cho bú...
Lời kết
Mặc dù mới vào đầu hè nhưng số trẻ em bị tiêu chảy đến khám tại các bệnh viện đã có dấu hiệu tăng dần. Nguyên nhân gây tiêu chảy do chế độ ăn uống chưa được vệ sinh, ăn phải thực phẩm không đảm bảo, thức ăn ôi thiu, do Rota virut, các vi khuẩn E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ...
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ýchế độ vệ sinh ăn uống cho trẻ để phòng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Thức ăn cho trẻ khi chế biến xong nên ăn ngay, không để lâu ở môi trường ngoài trời, bảo quản cần đóng hộp để ngăn mát tủ lạnh, khi cho trẻ ăn phải nấu chín kỹ lại...Ngoài ra khi trẻ bị tiêu chảy cần cho uống orezol để bù nước và cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.
1. Thế nào là tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp xảy ra khi tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày.
Nếu tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp tiêu chảy xảy ra ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.
2. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy bé sẽ rất mệt và kém chơi
Tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày.
Trẻ mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi.
Trẻ bị tiêu chảy cấp thường đi lỏng nhiều lần trong ngày, quấy khóc...
Có hiện tượng nôn trớ, có thể sốt.
Trẻ bị chướng bụng, phân có nhầy...
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do Rota virut, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ.
Ngoài ra do nhiều loại vi khuẩn, ký sinh khác có trong phân bị lây nhiễm vào thức ăn, nước uống, dụng cụ và bàn tay người chăm sóc trẻ...
4. Điểm đặc biệt trong điều trị tiêu chảy cấp
Trẻ bị tiêu chảy cấp cần điều trị sớm tại nhà. Trong điều trị tiêu chảy cấp điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ.
Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ)
Điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, nước chuối, hồng xiêm...
Mất nước mức độ B (mất nước vừa)
Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài theo chỉ định của bác sỹ phù hợp với cân nặng, chiều cao và tuổi của trẻ...
Cho trẻ dùng ORS, nước cháo muối, nước gạo rang muối...khi bị tiêu chảy
5. Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy
ORS (oresol) hoặc hydrit.
Nước cháo muối: dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.
Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50g, cho 1 thìa cà phê muối ăn (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần.
Nước chuối, hồng xiêm, nước dừa: chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.
Ngoài việc bù nước và điện giải bằng đường uống, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng các chế phẩm chứa kẽm, không nên cho trẻ dùng các thuốc cầm đi ngoài, chống nôn gây chướng bụng. Kháng sinh chỉ dùng khi có chỉ dẫn của thầy thuốc trong trường hợp phân có máu...
6. Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy
Hãy cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị tiêu chảy
Gạo (bột gạo), khoai tây.
Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
Sữa đậu tương (đầu nành), sữa chua.
Khi trẻ bị tiêu chảy không cho dùng thuốc cầm đi ngoài, trừ khi bác sỹ chỉ định
Dầu thực vật.
Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
Lưu ý: Trẻ bị tiêu chảy vẫn cho ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem vì nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng, những trẻ còn đang bú mẹ thì tăng cường cho bú...
Lời kết
Mặc dù mới vào đầu hè nhưng số trẻ em bị tiêu chảy đến khám tại các bệnh viện đã có dấu hiệu tăng dần. Nguyên nhân gây tiêu chảy do chế độ ăn uống chưa được vệ sinh, ăn phải thực phẩm không đảm bảo, thức ăn ôi thiu, do Rota virut, các vi khuẩn E.Coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ...
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ýchế độ vệ sinh ăn uống cho trẻ để phòng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Thức ăn cho trẻ khi chế biến xong nên ăn ngay, không để lâu ở môi trường ngoài trời, bảo quản cần đóng hộp để ngăn mát tủ lạnh, khi cho trẻ ăn phải nấu chín kỹ lại...Ngoài ra khi trẻ bị tiêu chảy cần cho uống orezol để bù nước và cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.